Những câu hỏi liên quan
Thùy Linh
Xem chi tiết
Thùy Linh
Xem chi tiết
Phan Văn Dương
Xem chi tiết
Phan Văn Dương
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
25 tháng 1 2023 lúc 22:39

Gợi ý cách làm:

- Mở đoạn:

+ Giới thiệu truyện ngắn

Mẫu: Có lẽ, bởi những dòng cảm xúc hoài chán của nhà văn Ng Thành Long về lý tưởng được nhìn thấy một con người lao động chăm chỉ, siêng năng, cống hiến hết mình cho công việc mà truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" được ra đời.

Thân đoạn:

- Tình huống truyện:

+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa anh thanh niên, nhà họa sĩ và cô kỹ sư.

- Phân tích nhân vật anh thanh niên:

+ Là người cô độc nhất thế gian,

+ Hoàn cảnh sống: sống 1 mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2 600m.

+ Công việc: đo gió đo mưa (công tác khí tượng)

+ Lời kể về công việc: giọng điệu rất nhẹ nhàng với một công việc vô cùng cô đơn, mệt mỏi (tìm dẫn chứng cho sgk nhé)

+ Tính cách:

-> anh yêu nghề, có trách nhiệm với công việc.

-> biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống rất ngăn nắp.

-> có tinh thần cởi mở, tực học "yêu sách".

-> rất khiêm tốt "không, bác đừng mất công vẽ cháu .."

(Tìm dẫn chứng hết cho những tính nói trên nhé)

- Liên hệ cảm nhận đến vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước:

+ Tận tâm với nghề, khiêm tốn như anh thanh niên.

+ Không coi việc mình là nặng nhọc, coi đó là sự cống hiến và đóng góp cho xã hội, đất nước.

+ ....

- Dẫn chứng: giáo viên, bộ đội, công an,...

+ Tận tụy với việc bảo vệ đất nước, an ninh xã hội.

+ Chăm chỉ với việc dạy dỗ mầm non của đất nước.

+ ...

Kết đoạn:

- Bày tỏ tình cảm của em với vẻ đẹp ấy.

Bình luận (0)
Phan Văn Dương
Xem chi tiết
Phan Đức Trung Hiếu
26 tháng 1 2023 lúc 13:29

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả Nguyễn Thành Long viết về vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên. Tác giả miêu tả anh thanh niên là một người làm việc chăm chỉ và trung thành với đất nước, điều đó là một điều đẹp và tôn trọng. Tác giả cũng miêu tả môi trường yên tĩnh và bình yên của Sa Pa trong truyện, điều này tạo ra một đối tượng so sánh với tính cách của nhân vật anh thanh niên, nhấn mạnh vẻ đẹp của hành động của họ trong môi trường yên tĩnh.

Tác giả còn viết về sự ưu tư của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước với cách họ tập trung vào việc làm, đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về sự quan trọng của việc làm và tư tưởng của con người trong cuộc sống. Tác giả sử dụng môi trường yên tĩnh của Sa Pa để tôn vinh sự trung thành và chăm chỉ của anh thanh niên, đặc biệt là việc anh ta lo nghĩ cho đất nước. Điều này cho thấy rằng, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự quan trọng của việc làm và tư tưởng của con người trong cuộc sống, và cảm nhận về vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn.

 
Bình luận (0)
anpha beta
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 5 2020 lúc 22:04

I. Mở bài:

- Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý trong những năm 60 – 70 với cả gần chục sách đã in. “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến “thâm nhập thực tế” ở Lào Cai của tác giả trong mùa hè năm ấy.

- Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện “trong cái lặng im... đất nước”. Điều ấy sẽ được thấy rõ qua nhân vật: anh thanh niên; ông...

II. Thân bài:

- Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.

1. Đó là anh thanh niên:

- Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

- Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy nghĩ rất đẹp:

+ Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3000m. Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng.

+ Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

+ Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp. Khi biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.

+ Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tủi như người khác nghĩ. Bởi anh còn biết tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống trọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.

- Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và cuộc sống, ở anh còn có những hành động thật đẹp đẽ biết bao:

+ Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua những gian khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc. Ngày nào cũng vậy, anh làm việc một cách đều đặn, chính xác đủ 4 lần trong một ngày vào lúc 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.

+ Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh “thèm người” tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để được nghe tiếng người ! Về sau anh nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống, làm việc một mình với cỏ cây thiên nhiên Sa Pa, để trở thành: “con người cô độc nhất thế gian” mà bất cứ ai đã một lần gặp anh đều mang theo ấn tượng đẹp đẽ.

- Anh còn có một nếp sống đẹp: Anh tự sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm một cách ngăn nắp: có một vườn rau xanh tốt, một đàn gà đẻ trứng, một vườn hoa rực rỡ.

- Ở người thanh niên ấy còn có một phong cách sống rất đẹp:

+ Đó là sự cởi mở, chân thành với khách, rất qúy trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện. Dẫu phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: anh gửi biếu gói tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông hoạ sĩ uống trà, tặng cho người đi xa một giỏ trứng gà tươi.

+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn anh.

2) Ta còn bắt gặp ở đất Sa Pa những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ cho đất nước qua lời kể của anh thanh niên:

A) Đó là ông kỹ sư vườn rau: Ngày này qua ngày khác ngồi trong vườn, chăm chú rình xem cách lấy mật của ong để rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn, để xu hào trên toàn miền Bắc ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước.

B) Đó là anh cán bộ nghiên cứu sét: Đã “11 năm không một ngày xa cơ quan” luôn “trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ tìm ra tài nguyên trong lòng đất. Những con người ấy làm cho anh thanh niên thấy “cuộc đời đẹp quá” đâu còn buồn tẻ “cô độc nhất thế gian”. Đúng như tác giả đã viết: “Trong cái lặng im... cho đất nước”.

3) Nhân vật anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét giúp ta hiểu thêm ý nghĩa của những công việc thầm lặng:

- Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc.

- Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan toả với những người xung quanh.

III. Kết bài:

Qua phần phân tích trên ta thấy “Lặng lẽ Sa Pa” đang ngân vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lặng lẽ nhưng thật đáng yêu. Họ đã dệt lên bài ca về tình yêu tổ quốc, tình yêu đất nước.

Bình luận (0)
balck rose
Xem chi tiết
Lương Phương Thảo
Xem chi tiết
Lê Văn Đức
Xem chi tiết
Linh Phương
28 tháng 6 2018 lúc 19:14

Gợi ý :

A. Mở bài:
- Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi truyện ngắn đáng chú ý trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một cây bút cần mẫn trong lao động nghệ thuật, lại rất chú trọng trong thâm nhập thực tế. “LLSP” chính là kết quả của một chuyến đi thực tế của ông.
- Truyện được viết ra năm 1970, trong không khí cả nước đang hào hùng đánh Mĩ và quyết tâm thắng Mĩ, miền Bắc bên cạnh nhiệm vụ trực tiếp đánh Mĩ và chi viện trực tiếp cho Miền Nam còn phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH làm cơ sở vững chắc để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
- Trong truyện, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện vào một lời nhận xét ngắn gọn : « Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.... ».
II – Thân bài:
1.Giải thích rõ câu văn mang nội dung, chủ đề của tác phẩm “LLSP”: Ca ngợi vẻ đẹp bình dị nhưng hết sức đẹp đẽ của con người lao động và ý nghĩa cao quý của những công việc lặng thầm.
2.Phân tích một số nhân vật trong truyện (anh thanh niên, ông kỹ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét) để làm rõ chủ đề của truyện.
a. Anh TN là nhân vật chính của truyện, dù không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh, khi xe của họ dừng lại nghỉ nhưng đã đủ để các nhân vật khác kịp nghi nhận một ấn tượng, một “kí hoạ chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa.
- Hoàn cảnh sống và làm việc: Một mình trên đỉnh núi cao 2600m quanh năm suốt tháng cô đơn giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Ngày đêm 4 lần(1giờ, 4giờ, 11 giờ, 19 giờ) đều đặn và chính xác, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao dù mưa nắng, gió bão, nửa đêm tuyết rơi đều phải đi ốp. Tuy nhiên cái gian khổ của công việc chưa đáng sợ bằng cái gian khổ của hoàn cảnh sống: đó là sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người” quá phải kiếm kế dừng xe qua đường để được gặp người.
- Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn khát khao và hành động nhưng anh đã vượt qua hoàn cảnh ấy.
+ Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình là có ích cho c/s, cho mọi người. Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc, nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”.
+ Anh đã có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn và sâu sắc về cuộc sống và công việc đối với cuộc sống con người. Công việc của anh gắn bó với bao người, hằng ngày anh vẫn phải 4 lần nói chuyện với trung tâm. Huống chi còn bao người làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, cô độc hơn, chẳng hạn như anh bạn ở đỉnh Hoàng Liên Sơn cao 3142m mới là độ cao lí tưởng! Nếu không có công việc, không vì công việc thì đó mới là cuộc sống cô đơn thực sự, buồn đến chết. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành mà sâu sắc nhất của anh: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
- Nhưng C/s của anh không hề cô đơn vì anh còn có những nguồn vui khác nữa ngoài công việc - đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người để trò chuyện. (khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh” như bắt được vàng
+ Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, tươi tắn,chủ động: đọc sách, chăm hoa, nuôi gà, tự học... Thế giới riêng của anh là công việc : “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”. Cuộc sống riêng của anh “thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
- Ở người anh thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến:
+ Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Biểu hiện (tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, tặng gói tam thất cho vợ bác vừa mới ốm dậy. Vui mừng đến luống cuống, hấp tấp cùng thái độ ân cần chu đáo khi tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ: pha nước, hái hoa tặng khách - cô gái Hà Nội đầu tiên sau 4 năm làm việc, đến thăm anh, thành thực bộc lộ “những điều mà đáng lẽ người ta chỉ nghĩ” đến cảm động.Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.Lưu luyến với khách khi chia tay, xúc động đến nỗi phải “quay mặt đi” và ấn vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quà, không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”)
+ Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn còn thua ông bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét...)
=>Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.
b. Ngoài ra, trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Đó là ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát lấy mật của ong rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn.
- Đó là anh cán bộ nghiên cứu đã 11 năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước.
- Họ tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng, những con người miệt mài lao động khoa học trong lặng kẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.
c. Ý nghĩa cao quý của những lao động thầm lặng qua những suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật.
- Đó là hình ảnh những con người lao động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống có lý tưởng, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước, say mê, miệt mài, khẩn trương làm việc.
- Họ có tấm lòng nhân hậu thật đáng quý, có tác phong sống thật đẹp. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị nhưng cao đẹp, làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục, lan toả với những người xung quanh.
III - Kết luận:
“Lặng lẽ Sa Pa” quả là một truyện ngắn đầy chất thơ của Nguyễn Thành Long. Cảnh mơ màng lung linh, còn con người như ta đã thấy, mỗi chân dung, mỗi lời nói, ý nghĩ, hành động đều như ngân lên những vang âm ngọt ngào, êm ái. Tâm hồn và những việc làm của những con ng ười lao động trong truyện đã gieo vào lòng em nhiều tình cảm, thôi thúc em muốn cống hiến, muốn làm gì đó có ích cho xã hội như như một nhà thơ đã nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Bình luận (0)
Huong San
29 tháng 6 2018 lúc 9:22

I. Mở bài:
- Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và
ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông được khẳng định như một cây bút
truyện ngắn và ký đáng chú ý trong những năm 60 – 70 với cả gần chục sách đã in.
“Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến “thâm nhập thực tế” ở Lào Cai của tác giả
trong mùa hè năm ấy.
- Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề
của câu chuyện “trong cái lặng im... đất nước”. Điều ấy sẽ được thấy rõ qua nhân
vật: anh thanh niên; ông...
II. Thân bài:
- Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất thơ,
nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là
những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn
trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.


1. Đó là anh thanh niên:
- Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Sống một
mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây
núi Sa Pa. Công việc của anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động
mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục
vụ chiến đấu.
- Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy nghĩ rất
đẹp:
+ Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc
sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3000m.
Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng.
+ Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con
người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” và anh
hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới
kia. “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
+ Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp. Khi biết
một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến
thắng của không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy
mình “thật hạnh phúc”.
+ Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tủi như người khác nghĩ. Bởi anh còn biết
tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò
chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống trọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có
sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.
- Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và cuộc sống, ở anh còn có những
hành động thật đẹp đẽ biết bao:
+ Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua những gian khổ
của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm
cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra
ngoài trời làm việc. Ngày nào cũng vậy, anh làm việc một cách đều đặn, chính xác
đủ 4 lần trong một ngày vào lúc 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
+ Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt
tháng một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh “thèm
người” tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để được nghe tiếng người ! Về
sau anh nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt
qua để sống, làm việc một mình với cỏ cây thiên nhiên Sa Pa, để trở thành: “con
người cô độc nhất thế gian” mà bất cứ ai đã một lần gặp anh đều mang theo ấn
tượng đẹp đẽ.
- Anh còn có một nếp sống đẹp: Anh tự sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm một
cách ngăn nắp: có một vườn rau xanh tốt, một đàn gà đẻ trứng, một vườn hoa rực
rỡ.
- Ở người thanh niên ấy còn có một phong cách sống rất đẹp:
+ Đó là sự cởi mở, chân thành với khách, rất qúy trọng tình cảm của mọi người,
khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện. Dẫu phải sống một mình nhưng anh vẫn
luôn quan tâm tới người khác: anh gửi biếu gói tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm,
tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông hoạ sĩ uống trà, tặng cho người đi xa một
giỏ trứng gà tươi.
+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp
của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt tình giới
thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn anh.
2) Ta còn bắt gặp ở đất Sa Pa những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ cho đất
nước qua lời kể của anh thanh niên:
A) Đó là ông kỹ sư vườn rau:

Ngày này qua ngày khác ngồi trong vườn, chăm chú
rình xem cách lấy mật của ong để rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để
hạt giống làm ra tốt hơn, để xu hào trên toàn miền Bắc ta ăn được to hơn, ngọt hơn
trước.
B) Đó là anh cán bộ nghiên cứu sét: Đã “11 năm không một ngày xa cơ quan” luôn
“trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ tìm ra tài nguyên trong
lòng đất. Những con người ấy làm cho anh thanh niên thấy “cuộc đời đẹp quá” đâu
còn buồn tẻ “cô độc nhất thế gian”. Đúng như tác giả đã viết: “Trong cái lặng im...
cho đất nước”.
3) Nhân vật anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét giúp ta
hiểu thêm ý nghĩa của những công việc thầm lặng:
- Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho con
người niềm vui và hạnh phúc.


- Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con
người, có sức thuyết phục lan toả với những người xung quanh.
III. Kết bài:
Qua phần phân tích trên ta thấy “Lặng lẽ Sa Pa” đang ngân vang trong lòng ta
những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lặng lẽ nhưng
thật đáng yêu. Họ đã dệt lên bài ca về tình yêu tổ quốc, tình yêu đất nước.

Bình luận (0)